Có nên thờ ông Thần Tiền không? Đặt ở đâu phù hợp?
Thần Tiền hay còn gọi là Thần Phát, ông Tài Phát là một trong những vị thờ được nhiều người biết đến, dân gian quan niệm rằng, Ông là vị Thần có thể giúp trông coi, gìn giữ tiền bạc, giúp đỡ gia chủ lúc khó khăn, khốn khó. Trước đây, việc thờ Thần Tiền không quá phổ biến, tuy nhiên, theo sự phát triển không ngừng của thương nghiệp, việc thờ Thần Tiền ngày càng trở nên thông dụng hơn. Nếu bạn đang băn khoăn không biết có nên thờ ông Thần Tiền không, đặt ở đâu phù hợp thì có thể tham khảo những thông tin dưới đây.
Thần Tiền là ai?
Thần Tiền còn gọi là Thần Phát, cách gọi này để phân biệt với Thần Tài. Nếu như Thần Tài mang đến tài lộc, của cải cho gia chủ thì Thần Tiền có nhiệm vụ trông coi, gìn giữ của cải, giúp công việc làm ăn, kinh doanh, buôn bán của gia chủ được thuận lợi, suôn sẻ, phát tài phát lộc. Ông cũng là vị Thần có khả năng cứu bệnh trừ tà, trừ đuổi ôn dịch, hay cứu vớt, giúp đỡ những người bị oan ức, gặp khó khăn, hoạn nạn. Không chỉ vậy, những người làm ăn, kinh doanh, buôn bán thường thờ và cầu mong ông giúp đỡ, giúp cho công việc làm ăn được thuận lợi phát đạt hơn.
Có rất nhiều câu chuyện liên quan đến Thần Tiền, trong đó, phổ biến nhất là điển tích về Thần Tiền Triệu Công Minh. Nhiều người cho rằng, Thần Tài được xây dựng theo hình tượng văn Thần Tài Phạm Lãi còn Thần Tiền được xây dựng theo hình tượng võ Thần Tài Triệu Công Minh. Thực ra, Thần Tiền cũng là một vị Thần Tài nhưng là võ Thần Tài. Triệu Công Minh vốn là một vị võ tướng, quan võ ở Thời Tần, từng hết lòng phò tá vua Việt Vương. Sau đó, ông từ quan, tu đạo ở núi Chung Nam, sau này đắc đạo Thành Tiên, là vị Thần cai quản tiền bạc, cứu bệnh trừ tà, trừ đuổi ôn dịch.
Triệu Công Minh là võ Thần Tài, còn được dân gian gọi là Thần Tiền. Việc thờ phụng ông không chỉ có thể giúp gia chủ trông coi, gìn giữ tiền bạc mà còn có thể trấn sát, bảo vệ gia chủ, giúp đề phòng kẻ xấu hãm hại. Thần Tiền có thể cứu bệnh, trừ tà, trừ đuổi ôn dịch nên cũng là vị Thần có thể mang đến sức khỏe, sự bình an, êm ấm cho gia đình của người thờ phụng.
Có nên thờ ông Thần Tiền không?
Như đã đề cập, trước đây, nước ta bị ảnh hưởng nhiều của Nho giáo. Hơn nữa, thời bấy giờ, nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, người ta ít thờ các vị thần như Thần Tài, Thần Tiền. Tục thờ Thần Tiền và Ông Địa Thần Tài chỉ phát triển mạnh mẽ từ thế kỷ 20 trở về sau. Người ta thường chỉ biết đến Ông Địa Thần Tài, chỉ có những người làm ăn, kinh doanh, buôn bán mới thờ Thần Tiền. Đây cũng là lý do khiến nhiều người băn khoăn không biết có nên thờ ông Thần Tiền không.
Với thắc mắc có nên thờ ông Thần Tiền không, câu trả lời được đưa ra là có. Thần Tiền vốn rất tốt bụng, hay giúp đỡ người khác, luôn sẵn lòng cứu giúp người gặp oan khuất, rất quan tâm đến những người làm ăn kinh doanh buôn bán. Việc thờ cúng Thần Tiền là hoàn toàn được, không mang đến ảnh hưởng gì xấu cả. Thần Tiền được những người làm ăn thờ cúng với mong cầu gìn giữ, bảo vệ của cải, công việc kinh doanh, buôn bán được suôn sẻ, thuận lợi, sự nghiệp phát đạt, đi lên, có quý nhân phù trợ, gặp dữ hóa lành, không bị kẻ xấu hãm hại.
Hơn nữa, theo dân gian, Thần Tiền đứng đầu trong Ngũ Lộc Thần Tài, người ta tin rằng, thờ Thần Tiền sẽ giúp mang đến may mắn, được ban phước lộc, của cải. Ông giúp người làm ăn quản lý tốt tài chính, tiền bạc rủng rỉnh, mang đến sự giàu có và thịnh vượng, tránh tình trạng làm nhiều nhưng không giữ được tiền của, không có của ăn của để. Không chỉ vậy, Thần Tài còn có khả năng chiêu tài tiến bảo, trừ tà trừ bệnh, có thể bảo vệ sức khỏe, giúp gia đạo bình an, người thân trong gia đình có nhiều sức khỏe, ít ốm đau bệnh tật.
Vị trí thích hợp để đặt tượng Thần Tiền theo phong thủy
Các vật phẩm phong thủy đặc biệt là tượng phong thủy không phải đặt chỗ nào cũng được, cũng tốt. Tượng thờ cần đặt đúng vị trí, nhất là các vị trí đắc địa trong phong thủy thì mới có thể kích hoạt tài lộc, mang đến may mắn, của cải, tiền bạc cho gia chủ. Tượng. Bàn thờ nếu đặt ở những hướng phạm, hướng xấu như phạm lục sát, tuyệt mệnh, họa hại, ngũ quỷ… thì chẳng những không mang đến tài lộc mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, việc làm ăn kinh doanh của gia chủ.
Đối với tượng Thần Tiền, vị trí thích hợp nhất để thờ là trên bàn thờ Ông Địa Thần Tài. Trong bộ 3 tượng này, tượng Thần Tiền thường có kích thước lớn hơn hoặc bằng hai tượng còn lại, đặt ở chính giữa bàn thờ, hai bên là Ông Địa và Thần Tài. Ba ông gồm Ông Địa – Thần Tiền – Thần Tài cần đặt ngang hàng nhau, không ông nào cao hơn. Do đó, khi chọn bàn thờ, bạn cần tính toán kỹ kích thước chiều ngang của bàn thờ, tổng kích thước ba tượng phải nhỏ hơn kích thước lọt lòng của bàn thờ. Tránh tình trạng tượng thờ không đặt vừa khít trong bàn thờ.
Hướng đặt bàn thờ nên là hướng đón khí tài lộc, bàn thờ nên hướng ra cửa chính, có thể quan sát được lượng khách ra vào mỗi ngày. Phía sau bàn thờ cần có tường, vách chắc vững chắc để dựa vào. Không đặt bàn thờ ở đối diện gương, nơi có vật nhọn chĩa vào, không đặt ở nơi tối tăm, ẩm thấp hoặc dưới chân cầu thang, như vậy sẽ ảnh hưởng đến may mắn, sự nghiệp, đường tài lộc của gia chủ.
Cách thỉnh và thờ Thần Tiền – Ông Địa – Thần Tài
Bên cạnh thắc mắc có nên thờ ông Thần Tiền không, nhiều người cũng không biết cách thờ sao cho đúng. Thần Tiền, Thần Tài, Thổ Địa là những vị thần được thờ để mong cầu cuộc sống ấm no, sung túc, hạnh phúc, mong cho việc làm ăn kinh doanh được suôn sẻ, thuận lợi, phát tài phát lộc. Nếu bạn chữa biết cách thỉnh và thờ Thần Tiền cùng Ông Địa Thần Tài sao cho đúng thì có thể tham khảo các gợi ý dưới đây:
Cách thỉnh tượng Thần Tiền
Thông thường, với các tượng thờ, chúng ta không dùng từ mua và dùng từ thỉnh để thể hiện sự trân trọng, tôn kính. Các bước thỉnh tượng Thần Tiền như sau:
- Chuẩn bị đầy đủ bàn thờ Thần Tiền, Thần Tài, Thổ Địa và các vật phẩm thờ cần thiết như bài vị, hũ gạo, hũ muối, hũ nước, ông cóc, bát hương, lọ hoa, đĩa hoa quả, 5 chén nước, bát nước rắc hoa…
- Chọn địa chỉ thỉnh tượng Thần Tiền uy tín, chuyên nghiệp. Nên chọn các mẫu tượng thờ chất lượng, tính thẩm mỹ cao, ngũ quan rõ ràng, tươi vui, phúc hậu, tránh những tượng cau có, giận giữ, thần sắc khó chịu.
- Sau khi chọn được mẫu tượng ưng ý, gia chủ có thể gửi tượng lên chùa để làm lễ hô thần nhập tượng (khai quang) hoặc có thể thỉnh về nhà và tự làm lễ Hô thần nhập tượng đều được
- Sau đó, bạn chọn ngày tốt, giờ tốt để thỉnh tượng Thần từ chùa về nhà, tiến hành rửa tượng sạch sẽ bằng nước lá bưởi hoặc rượu trắng pha loãng trước khi đặt lên bàn thờ
- Tiếp đó, bày biện đồ cúng đã chuẩn bị với đầy đủ các lễ vật cần thiết và đọc văn khấn Ông Địa, Thần Tài, Thần Tiền, những lần sau thì chỉ cần cúng vái như bình thường là được.
Cách cúng Thần Tiền, Thần Tài, Thổ Địa
Như vậy, với thắc mắc có nên thờ ông Thần Tài không thì câu trả lời được đưa ra là có. Việc cúng Thần Tiền không có gì khác so với việc cúng Thần Tài và Thổ Địa. Thần Tiền cũng là một vị Thần Tài nhưng là võ Thần Tài. Trong bài vị Thần Tài Thổ Địa cũng đã đề cập đến vị Thần Tài này. Chúng ta thờ là 5 vị Thần Đất và 5 vị Thần Tài chứ không phải là hai vị Thần, 2 tôn tượng thường thờ chỉ mang tính chất tượng trưng. Thần Tài có văn Thần Tài và võ Thần Tài, do đó, việc thờ thêm tượng Thần Tiền là hoàn toàn bình thường, giúp chúng việc thờ cúng có ý nghĩa trọn vẹn hơn.
Trong quá trình thờ Thần Tiền, cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Những giờ được cho là tốt để thỉnh tượng Thần Tiền là tốc hỷ (9 – 11 giờ buổi sáng và 21 – 23 giờ buổi tối); đại an (từ 5 – 7 giờ sáng và từ 17 – 19 giờ tối); tiểu cát (từ 1 – 3 giờ sáng và từ 13 – 15 giờ chiều).
- Trong 100 ngày đầu tiên tính từ ngày thỉnh tượng Thần Tiền về, bàn thờ cần được thắp đèn liên tục, mỗi ngày gia chủ thắp 1 nén nhang, thay nước để giúp bàn thờ tụ khí, mang đến hiệu quả chiêu tài, tiến lộc cho bàn thờ.
- Theo quan niệm dân gian, bàn thờ càng sạch sẽ, được chăm chút thường xuyên, lễ vật đầy đủ thì việc thờ cúng sẽ càng linh nghiệm. Do đó, gia chủ nên thường xuyên dọn dẹp bàn thờ, chuẩn bị lễ cúng vào ngày vía Thần Tài, ngày rằm, mùng 1, không cần quá cầu kỳ sang trọng, chỉ cần thể hiện đủ thành ý là được.
- Các vật phẩm trên bàn thờ cần được bày trí hợp phong thủy, bạn nên tham khảo cách bố trí các vật phẩm này trước khi thờ.
Một số lưu ý cần biết khi thờ Thần Tiền
Thần Tiền là vị Thần có khả năng cứu bệnh, trừ tà, trừ đuổi ôn dịch, cai quản gìn giữ tiền bạc, thường giúp đỡ những người làm ăn, kinh doanh, buôn bán. Việc thờ Thần Tiền ngoài xuất phát từ lòng thành tâm thì cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Bàn thờ nên đặt hướng ra cửa chính ở hướng cung tài lộc (có thể giúp sự nghiệp thăng tiến), ở hướng cung quý nhân (có thể giúp gia chủ có quý nhân phù trợ)
- Văn khấn Thần Tiền chính là văn khấn Ông Địa Thần Tài, khi khấn thì khấn chung, không khấn riêng
- Nếu xác định thờ 3 ông, cần chọn kích thước bàn thờ phù hợp, nếu bàn thờ kích thước 60cm thì kích thước lọt lòng khoảng 52cm, như vậy, bạn nên chọn tượng Thần Tiền 10inch, Thần Tài và Thổ Địa mỗi tượng 8inch là phù hợp
- Nên chọn thỉnh tượng Thần Tiền ở những cửa hàng chuyên về tượng thờ, các tượng ở đây thường có tính thẩm mỹ cao, chú trọng về ánh mắt, khuôn mặt, thần thái của tượng. Các tượng khác thường khá sơ sài trong ngũ quan, chủ yếu để trang trí là chính.
- Tượng Thần Tiền sẽ được thờ trong thời gian dài, chính vì thế, gia chủ nên chọn tượng chất lượng, có độ bền cao. Tốt nhất nên chọn những mẫu tượng thờ bằng đá cao cấp để tránh tình trạng tượng bay màu, xuống cấp ngay sau một thời gian ngắn thờ cúng.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc có nên thờ ông Thần Tiền không, đặt tượng Thần Tiền ở vị trí nào là hợp lý. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có câu trả lời thỏa đáng và nắm rõ được cách thờ Thần Tiền sao cho phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!