Hướng dẫn chọn ngày và cách thay bát hương Thần Tài cũ

5/5 - (6 bình chọn)

Bát hương trên bàn thờ Thần Tài Thổ Địa thường được thay khi đã cũ, hỏng, vỡ hoặc khi gia chủ muốn chuyển bàn thờ từ nơi thờ cũ sang nơi mới. Cách thay bát hương Thần Tài cũ thực tế không quá phức tạp, chỉ cần chọn ngày tốt và thực hiện đúng nghi thức là được. Nếu bạn chưa biết cách chọn ngày và thay bát hương chuẩn phong thủy thì có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Nguyên tắc khi thay bát hương Thần Tài cũ

Bát hương (bát nhang) là vật linh thiêng, có ý nghĩa đặc biệt trên bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa. Được xem là nơi hội tụ tâm thức, sợi dây vô hình kết nối giữa cõi dương và cõi âm. Bát hương có ý nghĩa tinh thần vô cùng lớn lao. Khi thờ cúng, người ta rất kiêng kỵ việc động vào bát hương hay các hiện tượng bất thường liên quan đến bát hương.

Thay bát hương bàn thờ Thần Tài cũ cũng vậy, không phải lúc nào cũng có thể thay. Người ta chỉ tiến hành bốc bát hương mới và tỉa chân nhang vào dịp cuối năm để xua đi những điều xui xẻo, không may mắn. Việc thay bát hương chỉ được thực hiện khi chuyển bàn thờ Thần Tài từ nhà cũ sang nhà mới hoặc khi bát hương đã cũ kỹ, đã hỏng.

Bát hương thường được thay khi đã cũ hoặc hỏng hay di chuyển bàn thờ
Bát hương thường được thay khi đã cũ hoặc hỏng hay di chuyển bàn thờ

Đối với trường hợp bát hương đã linh ứng, được các chuyên gia phong thủy hoặc thầy pháp bốc hay do chính gia chủ bốc mà gia đình yên ấm, việc làm ăn, kinh doanh buôn bán được suôn sẻ, thuận lợi, không có chuyện phiền phức gì thì không nhất thiết phải thay bát hương, bốc bát hương.

Trong thờ cúng Ông Địa Thần Tài, việc tự ý xê dịch, thay bát nhang mà không thực hiện tốt các thủ tục là điều cấm kỵ. Theo quan niệm nhân gian, việc xê dịch bát nhang sẽ khiến việc làm ăn, kinh doanh đang thuận lợi trở nên xấu đi, thậm chí công việc, tài vận đều xuống dốc.

Cách xử lý với bát hương Thần Tài cũ

Như đã đề cập, bát hương có ý nghĩa vô cùng quan trọng trên bàn thờ Thần Tài Thổ Địa. Tuy nhiên, khi bát hương đã cũ, hỏng thì gia đình cần tiến hành bỏ cũ đổi mới. Thay bát hương đã cũ cũng là một cách thể hiện lòng thành, tấm lòng với các vị Thần, tuy nhiên không phải muốn thay thế nào cũng được.

Theo kinh nghiệm của một số người, bát hương muốn thay thì phải chọn ngày tốt và thực hiện nghi thức thay bát hương. Bát hương cũ có thể bỏ ở ngoài gốc cây lớn, mang bỏ xuống sông hoặc mang lên chùa. Thế nhưng, cách làm này được đánh giá là chưa đúng, có thể mang đến xui xẻo, do bỏ chưa đúng cách, bất kính với các vị bề trên.

Khi bỏ bát hương, chúng ta cần tuân theo nguyên tắc “mọi thứ được sinh ra từ cát bụi sẽ về với cát bụi”. Như vậy, với các bát hương bằng gốm, sứ, sau khi làm lễ khấn, xin phép thì chúng ta có thể đập nhỏ bát hương đó ra. Những mảnh vỡ này có thể được chôn trong vườn nhà hoặc chôn tại bàn thờ tổ.

Đối với những bát hương bằng kim loại thì có thể đun chảy rồi trộn với đất cát để thành quặng. Tuy nhiên, cách làm này không mấy khả thì, do đó, tốt nhất nên gửi vào chùa để đúc chuông hoặc đúc tượng.

Cần lưu ý rằng, các mảnh vỡ của bát hương bằng gốm, sứ tuyệt đối không nên bỏ vào thùng rác hay vứt xuống ao hồ. Làm như vậy sẽ gây mất đi lòng thành kính với bề trên, hơn nữa còn ảnh hưởng tới môi trường, gây ô nhiễm, mất mỹ quan. Không chỉ vậy, việc vứt mảnh vỡ như thế sẽ có thể gây thương tích cho người khác.

Bát hương bằng đồng hay kim loại cũng vậy, không nên vứt đi cũng không được bán đồng nát. Đây là hành vi bất kính, có thể ảnh hưởng đến gia đạo, khiến tài vận của gia chủ bị ảnh hưởng. Do đó, sau khi cầu khấn, báo cáo với thần linh, thực hiện nghi thức đổi bát hương thì cần xử lý bát hương đúng cách để không làm ảnh hưởng đến việc thờ cúng.

Hướng dẫn chọn ngày thay bát hương

Để thay bát hương mới, gia chủ cần chọn ngày tốt giờ tốt để công việc diễn ra thuận lợi, suôn sẻ, mang đến hiệu quả phong thủy tốt nhất. Thần Tài Thổ Địa được thờ để mong cầu may mắn, tài lộc, giúp cho việc làm ăn, kinh doanh buôn bán của gia chủ được thuận lợi, suôn sẻ. Đồng thời cũng mong cầu cuộc sống gia đình được ấm yên, ấm no hạnh phúc. Vì vậy, khi thay bát hương Thần Tài cũ thì cần phải chọn ngày tốt.

Ngày thích hợp để thay bát hương

Theo các chuyên gia phong thủy, nếu muốn thay bát hương Thần Tài cũ, gia chủ nên chọn các ngày như Tiểu Cát, Đại An, Tốc Hỷ. Trong đó, ngày Đại An được đánh giá là tốt nhất, thích hợp để thay bát hương, khai trương, nhập trạch… Tiếp đó mới đến các ngày Tốc Hỷ, Tiểu Cát.

Ngày Đại An được xem là ngày tốt nhất trong Khổng Minh Lục Diệu. Khi thay bát hương vào ngày này sẽ giúp mang đến may mắn, thành công, phước đức, có thể giúp tài lộc được dài lâu và bền vững. Ngày Đại An có năng lượng phong thủy ổn định, rất phù hợp để thay bát hương.

Ngày Tiểu Cát cũng là một trong những ngày đẹp thuộc sáu cung Lục Diệu. Ngày này có nghĩa là những điều may mắn, tốt lành nhỏ. Khi thay bát hương vào ngày này sẽ giúp mang đến những điều thuận lợi, suôn sẻ, giúp mọi việc được hanh thông, có quý nhân phù trợ, ít gặp khó khăn, trắc trở.

Ngày Tốc Hỷ được đánh giá là tốt trong sáu cung Lục Diệu. Ngày này thích hợp để cầu tài, đổi bát hương cho bàn thờ Thần Tài. Thay bát hương vào ngày này giúp cho tài lộc dồi dào, việc làm ăn, kinh doanh được thuận lợi, công danh có bước tiến, sự nghiệp phát triển thuận lợi hơn. Khi thực hiện công việc vào ngày Tốc Hỷ, nên tiến hành nhanh chóng vào buổi sáng để tránh giảm cát khí.

Bên cạnh việc chọn ngày tốt, gia chủ cũng nên chú ý đến việc chọn giờ thực hiện. Nên bốc bát hương vào các giờ hoàng đạo hoặc các giờ Đại An (5- 7 giờ sáng; 17 – 19 giờ), giờ Tiểu Cát (1 – 3 giờ sáng; 13 – 15 giờ chiều), giờ Tốc Hỷ (9 – 11 giờ sáng; 21 – 23 giờ).

Cách tính ngày tốt để thay bát hương

Để chọn được ngày tốt, gia chủ có thể căn cứ vào lịch, tham khảo ý kiến của các thầy tâm linh hoặc chuyên gia phong thủy. Chúng ta cũng có thể tự tính ngày Khổng Minh Lục Diệu. Sáu cung lục diệu sẽ có thứ tự lần lượt là 1 Đại An, 2 Lưu Niên, 3 Tốc Hỷ, 4 Xích Khẩu, 5 Tiểu Cát, 6 Không Vong. Có thể dựa vào 6 đốt tay trên 2 ngón tay để tính.

Bắt đầu từ cung Đại An ngày 1 tháng 1 âm lịch và tính theo chiều kim đồng hồ. Như vậy, ngày 2/1 là ngày Lưu Niên, 3/1 là Tốc Hỷ. Tiếp đó, đến tháng 2 sẽ bắt đầu từ cung Lưu Niên, như vậy ngày 1/2 là ngày Lưu Niên, 2/2 là Tốc Hỷ, 3/2 là Xích Khẩu.

Cần chọn ngày giờ tốt để thay bát hương Thần Tài cũ
Cần chọn ngày giờ tốt để thay bát hương Thần Tài cũ

Sang tháng 3 thì sẽ bắt đầu từ cung Tốc Hỷ. Như vậy, ngày 1/3 âm lịch là Tốc Hỷ, 2/3 là Xích Khẩu, 3/3 là Tiểu Cát, 4/3 là Không Vong. Sang tháng 4 sẽ bắt đầu từ cung Xích Khẩu. Như vậy, ngày 1/4 là Xích Khẩu, 2/4 là Tiểu Cát, 3/4 là Không Vong. Tiếp tục tính theo cách này sẽ giúp bạn tính ra được những ngày tốt trong tháng để thay bát hương cũ.

Khi chọn ngày tốt, cần tránh bốc bát hương vào các ngày như Tam Nương, Sát chủ, Nguyệt Kỵ, Không Vong. Khi chọn ngày tốt thì cần lưu ý, ngày được chọn phải hợp với tuổi của gia chủ. Có thể chọn ngày tài lộc, ngày quý nhân theo tuổi và mệnh của chủ nhà.

Cách thay bát hương bàn thờ Thần Tài cũ

Thủ tục thay bát hương mới cho bàn thờ Thần Tài Thổ Địa không quá phức tạp, bạn chỉ cần tìm hiểu kỹ và làm theo các hướng dẫn cụ thể là được.

Những gì cần chuẩn bị

Việc thay bát hương dù vì bất kỳ lý do gì thì cũng cần chuẩn bị mâm lễ xá và các vật phẩm cần thiết, bao gồm:

  • Mâm lễ cúng gồm: Mâm ngũ quả, hoa tươi, bánh kẹo, trầu 3 lá cau 3 quả, 1 đĩa xôi, 5 cái bánh bao, 2 bát chè ngọt, 3 đinh tiền lễ, 1 chén trà khô, 1 chén rượu, 1 chén nước, 1 chén gạo, 1 chén muối.
  • Tờ hiệu, ngũ vị hương, tro nếp, rượu trắng. Trong đó, tờ hiệu để viết tên hiệu thần vị, khi bốc bát hương sẽ thắp nhang hướng lên trời biểu tượng cho tam tài.
  • Gạo vàng Thần Tài, cốt thất bảo gồm 7 bảo vật của nhân gian. Thất bảo bát hương gồm thạch anh, thiết vàng, thiết bạc, mã não, xà cừ, ngọc, san hô đỏ để thu hút năng lượng tích cực

Cách thay bát hương

Sau khi đã chọn được ngày tốt, giờ tốt, chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm cần thiết, gia chủ có thể tiến hành thay theo cách thay bát hương Thần Tài theo các bước sau:

  • Bước 1: Trước khi thay bát hương thì tắm rửa sạch sẽ, rửa tay bằng rượu trắng. Lấy một chiếc khăn mới, sạch, giã nhỏ gừng cho vào rượu trắng và tiến hành lau bát hương mới. Có thể dùng 1 gói ngũ vị hương pha với 2 lít rượu, sau đó để lắng, lấy phần rượu trong thấm nước lau bát hương, còn được gọi là bao sái bát hương.
  • Bước 2: Cho tro và nạp cốt thất bảo cho bát hương, tro có thể mua sẵn ở các cửa hàng. Thất bảo là các loại vật phẩm quý đã chuẩn bị. Nhớ sàng tro trước rồi trải một khay sạch hoặc một tờ giấy ra, cho tro + một ít gạo vàng Thần Tài + 1 gói ngũ vị hương vào trộn đều với nhau. Viết tờ hiệu và cho toàn bộ cốt thất bảo vào tờ hiệu.
  • Bước 3: Bốc tro vào bát hương, bốc từng nắm lần lượt theo quy tắc sinh, lão, bệnh, tử. Đến khi bát hương gần đầy thì dừng lại ở sinh. Đặc biệt, trước khi bốc bát hương thì đọc văn khấn bát hương mới. Tuyệt đối không được đổ vào đầy bát hương mà phải bốc lần lượt từng nắm.
  • Bước 4: Sau khi bốc xong bát hương mới thì bày mâm lễ, đọc văn khấn hạ bát hương cũ xuống rồi đặt bát hương mới lên vị trí bát hương cũ.

Văn khấn bốc bát hương mới:

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Tín chủ con là:… …. … (tên) ngụ tại… 

Con làm lễ bốc bát hương mới, mục đích con xin cầu…, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.

Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn chết thiêng, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới, kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khỏe, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy.

Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng cho con cầu… 

Hương thắp đợt thứ hai thì hóa tiền vàng văn khấn, vãi riêng gạo muối ra trước ngõ thì xin tạ lễ.

Văn khấn để tiến hành bỏ bát hương cũ:

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương Phật, chư Phật mười Phương. Con kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ, chư vị Tôn Thần. Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân. Con kính lạy ngài Ngũ Phương, Ngài Ngũ Thổ, Ngài Phúc Đức Tôn Thần. Con kính lạy các ngài Tiền Hậu Địa Chủ tài thần. Con kính lạy các bậc gia tiên và chư vị Tôn thần cai quản trong xứ đất này.

Con kính lạy Cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, cô di tỷ muội, nội ngoại dâu rể, bà cô tổ, ông mãnh, hội đồng gia tiên họ… (họ của mình) Kính mời các cụ hiển linh.

Hôm nay là ngày:… tháng… năm… 

Tín chủ con là:… … … tuổi…

Hiện đang trú tại:… … …

Hôm nay ngày lành tháng tốt, tín chủ con cùng toàn thể con cháu trong nhà xin đọc văn khấn thay bát hương cũ, thành tâm sắm lễ, hương hoa lễ vật, dâng lên trước án để bỏ bát hương cũ, thay bát hương mới thần linh và gia tiên, cầu xin mọi sự tốt đẹp, khang thịnh hơn. 

Chúng con kính mời các vị Tôn Thần cai quản trong xứ này, cúi xin các ngài nghe thấu tâm can, đáp lễ lời mời, giáng lâm trước án. 

Nay tín chủ con muốn thay bát chân nhang, trước là để cảm tạ ơn trên, các vị thần linh, gia tiên đã phù hộ độ trì cho toàn gia chúng con được bình an vô sự. Nay tín chủ con xin được thay bát hương mới để nơi thờ phụng các vị thần linh, gia tiên được khang trang, tươi đẹp hơn. 

Sau lễ này chúng con xin phép được thay bỏ bát hương cũ bằng bát hương mới, mong các ngài lại ngự vào hiển linh vào bát nhang để toàn gia chúng con tiếp tục thờ phụng. Tín chủ con lại kính mời vong linh tổ tiên, Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ ở trong xứ đất này đáp lễ lời mời, chứng giám lòng thành, phù hộ độ trì cho toàn gia chúng con luôn được bình an, may mắn, mọi sự tốt lành. 

Chúng con kính lạy lễ bạc tâm thành, cúi dâng trước án, cúi xin mong được phù hộ độ trì. 

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần).

Một số lưu ý khi thay bát hương Thần Tài cũ

Trong quá trình thay bát hương Thần Tài cũ, gia chủ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Nhiều người thường sử dụng cát cho vào bát hương, tuy nhiên, việc dùng cát nên cẩn thận, phải dùng loại sạch sẽ, không lẫn tạp chất. Nếu cát không sạch sẽ dễ sinh ra tà khí, ảnh hưởng đến việc thờ cúng.
  • Cần chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm cần thiết trước khi bốc bát hương. Văn khấn nên soạn ra trước và đọc khi thực hiện nghi thức. Nghi thức bốc bát hương, thay bát hương cũ không cần phải quá rườm rà, phức tạp, chỉ cần đảm bảo các bước cơ bản, lễ vật đầy đủ, có văn khấn và khấn đúng cách là được.
  • Khi cúng xong, hương cháy hết đợt thứ nhất sau đó thắp đợt thứ hai rồi mới bắt đầu hóa tờ văn khấn, tiền vàng. Lúc hương hết thì xin hạ lễ, các vật phẩm dùng được thì nên chia cho con cháu, không nên vứt đi.
  • Bát hương trên bàn thờ tuyệt đối không được xê dịch, khi chân nhang nhiều thì tỉa bớt chân nhang là được
  • Nếu đang cúng là hương tắt thì không nên nhổ lên mà đốt trực tiếp lên cây nhang.

Trên đây là một số thông tin về cách chọn ngày tốt và cách thay bát hương Thần Tài cũ mà bạn có thể tham khảo. Với việc thay bát hương, gia chủ có thể mời chuyên gia, thầy phong thủy hoặc tự mình thực hiện đều được.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
Gọi điện ngay